Ẩm thực trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi món ăn lại có ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Trong nội dung bài viết hôm nay, Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ cùng bạn đọc khám phá ý nghĩa món ăn ngày Tết. Hãy cùng tham khảo nhé.
1. Ý nghĩa món nem rán ngày Tết
Món nem rán là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết ở hầu hết các vùng miền, đặc biệt là miền Bắc. Trong nhân nem có rất nhiều gia vị khác nhau như rau, củ, thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ, miến… Bên ngoài nguyên liệu được bọc bằng bánh đa nem. Khi cuộc lại và rán lên ăn rất giòn và thơm ngon.
Món nem rán không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng. Tất cả các nguyên liệu khi hòa quyện vào nhau tạo thành nên tổng thể, cộng đồng. Trong mỗi món nem chua rán không chỉ thể hiện sự kỳ công mà còn là cả sự nỗ lực. Khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Ý nghĩa món thịt kho tàu ngày Tết
Trong những ngày Tết, thịt kho tàu cũng là món ăn được yêu thích. Hương vị đậm đà đặc trưng giúp cho mâm cỗ ngày Tết được đặc sắc. Món thịt kho tàu có màu vàng hấp dẫn, độ bóng, mùi thơm béo ngậy, cùng với vị bùi của hột vịt lộn. Món ăn không chỉ được người lớn yêu thích mà các em nhỏ cũng rất nghiền món ăn này.
Đặc điểm của món thịt kho tàu là hột vịt lộn là sẽ không xắt ra mà để nguyên cả cả quả trứng. Ngụ ý của điều này là mong muốn một năm mới vẹn tròn, đầy đủ, sung túc. Ăn món thịt kho tàu vào năm mới sẽ giúp gia đình có được cuộc sống ổn định, yên vui.
3. Ý nghĩa của món chả giò ngày Tết
Món ăn chả giò chính là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng. Chả giò có nhiều hương vị khác nhau như giò xào, giò bò.
Mỗi loại mang tới những cảm nhận riêng. Khi ăn chả giò bạn chấm cùng nước mắm, hoặc ăn cùng với dưa hành sẽ là một món ăn vô cùng tuyệt vời có thể thưởng thức trong ngày Tết.
4. Ý nghĩa của món thịt đông
Món thịt đông cũng là món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Thịt đông có ý nghĩa là tình duyên tốt đẹp, tượng trưng cho sự gắn kết và yêu thương nhau. Món thịt kho đông phổ biến ở vùng Bắc Bộ. Trong những ngày lạnh, miếng thịt đông thơm nhừ ăn cùng dưa hành sẽ vô cùng hợp vị.
Món thịt đông sẽ bao gồm thịt lợn, bì, chân giò hoặc có thể là thịt gà. Sau khi xấu xong, muốn nồi thịt đông thơm ngon đúng vị, bạn cần phải đậy kín vung, đem phơi sương. Như vậy, sẽ giúp nồi thịt hấp thụ được tinh hoa của đất trời, mang tới hương vị đặc biệt của nồi thịt đông.
5. Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết
Nhìn thấy bánh chưng là thấy Tết đến xuân về. Món bánh chưng chính là món ăn không thể thiếu ở Bắc Bộ khi Tết đến. Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong có sẵn trong tự nhiên. Bên trong sẽ có các nguyên liệu là: Gạo nếp, đậu xanh, thịt heo…
Hương vị dẻo thơm của gạo nếp, thơm lừng của đậu xanh cùng vị béo ngậy của thịt lợn điểm thêm vị cay của hạt tiêu. Tất cả những hương vị này tạo nên món bánh chưng vô cùng thơm ngon và độc đáo. Bánh chưng là món ăn thể hiện lòng biết ơn với ông cha, đất trời xứ xở, thể hiện tinh hoa của trời đất, lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.
Bên cạnh đó, bánh chưng còn tượng trưng cho một năm mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
6. Ý nghĩa món dưa hành
Món dưa hành hay còn gọi là củ kiệu, đây là món khá đặc trưng. Dưa hành gâm là biểu tượng cho tiền bạc, vinh hoa phú quý cho năm mới. Món dưa hành là món ăn kèm, giúp bớt ngán khi ăn những món khác. Bạn có thể ăn kèm với bánh chưng, thịt đông, giò chả, nem rán.
7. Ý nghĩa món canh khổ qua ngày Tết
Canh khổ qua là món ăn có ý nghĩa là giúp xua tan mọi muộn phiền, mọi sự trong năm mới được như ý. Cũng bởi lẽ đó, món canh khổ qua không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.
Đúng như tên gọi, ăn canh khổ qua trong năm mới sẽ giúp mọi người vượt qua được nỗi khổ trong năm cũ. Bước sang năm mới sẽ có nhiều điều hạnh phúc và thành công.
8. Ý nghĩa món gà luộc ngày Tết
Không biết từ bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Gà luộc tuy là món ăn đơn giản và bình dị, nhưng lại có hương vị rất thơm ngon. Chỉ cần một miếng thịt gà trắng thơm, ăn cùng với xôi hoặc bánh chưng cũng đủ làm nên một bữa cỗ hoàn hảo.
Ý nghĩa của món gà luộc trong năm mới chính là tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Do đó, khởi đầu năm mới khi ăn gà luộc sẽ giúp gia đình bạn có một năm thuận lợi, cầu gì được nấy.
Trên đây là ý nghĩa món ăn ngày Tết. Hy vọng thông qua bài viết giới thiệu về ý nghĩa các món ăn ngày Tết, bạn đọc sẽ hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của người Việt. Năm mới sắp tới, Nấu Ăn Mỗi Ngày kính chúc bạn đọc sẽ có một năm mới may mắn, hạnh phúc và thành công.
Để lại một bình luận