Dầu tràm là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt được phát hiện và sử dụng rộng rãi từ thời xa xưa. Dầu tràm sử dụng để xoa bóp, làm giảm đau nhức đầu, thông mũi họng, trị mụn nhọt, pha nước tắm… rất tốt. Vậy nên học cách nấu dầu tràm tại nhà sẽ giúp bạn làm nên được loại dầu tràm chất lượng và an toàn.
Cụ thể cách nấu dầu tràm tại nhà thế nào? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Cách nấu dầu tràm tại nhà
Dầu tràm được chưng cất từ lá tràm gió. Để có được chất lượng dầu tràm tốt nhất bạn nên thu thập lá tràm từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
Dầu tràm có thể nấu chung với lá trà chổi với tỷ lệ là 95% lá tràm gió và, 5% là trà chổi để dầu tràm có được mùi thơm đặc biệt và dễ chịu nhất. Trung bình 150kg lá tràm bạn sẽ thu được 500ml dầu tràm nguyên chất.
Các bước thực hiện nấu dầu tràm:
Bước 1: Đun lá tràm với nước trong nồi chưng cất
Bạn cho dầu tràm vào một cái nồi to, đổ nước theo tỷ lệ là 2 lá và 1 nước. Sau đó bạn sẽ đun nước trong nồi khoảng 5-6 tiếng đồng hồ, để lửa đều.
Quá trình nấu lá dầu tràm bạn phải canh lửa thật đều. Đây là điều vô cùng quan trọng. Không được để thiếu lửa hay để lửa quá lớn sẽ làm đi chất lượng của dầu tràm.
Bước 2: Chưng cất tràm thành tinh dầu
Để lấy được tinh dầu tràm, bạn phải thiết kế một ống hơi nối từ nắp nồi đậy kín dẫn đến một chai để đựng dầu tràm.
Chai này sẽ để trong một thau nước lạnh ngập đến cổ chai. Điều này giúp cho tinh dầu tràm trong nồi bốc hơi lên đi qua ống truyền xuống chai gặp nước lạnh và sẽ ngưng tụ thành giọt.
Bước 3: Lọc và bảo quản dầu tràm trong chai thủy tinh
Trung bình 150kg lá tràm khi chưng cất sẽ lấy được khoảng 500ml tinh dầu tràm. Nồng độ dầu tràm sẽ giảm ở những lần chưng cất tiếp theo.
Do vậy, mẻ dầu tràm đầu tiên sẽ là nguyên chất và tốt nhất. Sau khi đã có được tinh dầu tràm nguyên chất, bạn sẽ bảo quản trong chai thủy tinh, khi cần sẽ lấy ra dùng dần.
Trên đây là cách nấu dầu tràm, tuy cách làm có hơi phức tạp và tốn nhiều thời gian nhưng đổi lại có thể lấy được những giọt dầu tràm tinh chất quý giá. Các loại dầu tràm bán trên thị trường hiện nay không phải loại này cũng đảm bảo chất lượng. Có nhiều loại kém chất lượng do người bán đã trộn thêm chất hóa học rất không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất là bạn nên làm dầu tràm tại nhà, nếu không có thời gian và điều kiện thì nên chọn những địa chỉ uy tín để mua.
2. Mẹo để nấu và sử dụng dầu tràm chuẩn
Để có được những mẻ dầu tràm nguyên chất và chất lượng, bạn nên dùng lá tràm gió, thu nhập vào mùa hè vì đây là thời điểm cây tràm ra lá xum xuê nhất. Lá tràm tốt nhất là ở huyện Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Lá tràm nhỏ, có màu nhạt hơn lá tràm keo thường thấy.
Để đảm bảo được chất lượng của dầu tràm bạn cần phải bảo quản trong lọ thủy tinh và để ở nơi thoáng mát, sau mỗi lần sử dụng cần đậy nắp lại, không thì dầu tràm sẽ bay mất mùi và công dụng.
Dầu tràm có thể dùng để xoa bóp, chữa bệnh nhưng tuyệt đối không được uống.
3. Khám phá công dụng tuyệt vời của dầu tràm
Hiện nay hầu hết trong gia đình, mọi người đều chuẩn bị sẵn một chai dầu tràm để phòng khi trong nhà có người mệt nhọc, đau mỏi, trẻ con đau bụng, cảm gió… Công dụng cụ thể của dầu tràm phải kể đến như:
3.1. Phòng ngừa cảm cúm
Với người già, trẻ nhỏ, bà bầu thường rất nhạy cảm, sức đề kháng kém, nên mỗi khi đi ra khỏi nhà, nhất là vào những hôm thời tiết lạnh thì nên thoa một ít dầu tràm lên cổ và thái dương. Sẽ giúp cản gió, phòng cảm cúm.
Vào những hôm trời chuyển lạnh, với gia đình có trẻ nhỏ khi tắm có thể cho một chút vào chậu nước tắm để phòng cảm lạnh. Tắm xong có thể bôi vào thái dương và cho bé ngửi để làm ấm cơ thể.
Với những ai bị cảm cúm có thể xông với dầu tràm để trị cảm, giảm ngạt mũi.
3.2. Giảm mỏi đau cơ bắp
Với người già thường xuyên bị đau mỏi cơ thì có thể sử dụng dầu tràm để xoa bóp, hoặc thêm vài giọt dầu tràm vào trong chậu nước tắm và ngâm mình trong đó, dầu tràm sẽ giúp cơ thể được thư giãn.
3.3. Trị nấm trên da
Chỉ cần thêm từ 2-3 giọt dầu tràm vào nước tắm là bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhiễm nấm hay nhiễm vi khuẩn trên da. Với nấm bàn chân, bạn hãy thoa dầu tràm vào những da bị nấm để vi khuẩn không lan ra được những vùng xung quanh.
Giảm đau ngứa do côn trùng cắn: Để làm tan những vết tấy đỏ và đau ngứa do muỗi đốt hoặc côn trùng cắn bạn cũng chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn hoặc sử dụng dầu tràm như một biện pháp phòng chống.
3.4. Chữa nhiễm trùng tai
Bạn sẽ nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào ½ chén nước hoặc có thể nhiều hơn. Nhẹ nhàng nhỏ hỗn hợp vào tai và giữ nguyên trong 1 phút, nghiêng đầu cho nước chảy ra, lau khô và làm nhiều lần trong ngày để chữa nhiễm trùng tai.
Trên đây là nội dung bài viết cách nấu dầu tràm hiệu quả, nguyên chất tại nhà. Hy vọng thông qua chia sẻ của Nấu Ăn Mỗi Ngày bạn sẽ thực hiện và nấu được những mẻ dầu tràm chất lượng tốt nhất. Chúc bạn thành công.
Để lại một bình luận