Ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) sắp tới gần, theo phong tục mỗi nhà sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng gia tiên. Bánh ú theo tục lệ được dùng làm một loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ nên nhất định phải có. Nếu tình hình dịch bệnh phức tạp khiến bạn khó lòng đi mua tại các cửa tiệm, thì hãy học cách làm bánh ú Tết Đoan Ngọ ngay tại nhà nhé.
Nếu bạn có thắc mắc “Người Việt Nam xưa dùng bánh gì để cúng Tết Đoan Ngọ?” hay “Tết Đoan Ngọ thường cúng bánh gì?” thì bánh ú chính là câu trả lời. Sự tích bánh ú gắn liền phong tục giết sâu bọ được ông cha ta truyền lại. Ở mỗi vùng miền, bánh ú lại được gọi với tên khác nhau như bánh ú tro, bánh âm, bánh nẳng hay bánh trạng Tết Đoan Ngọ.
Bánh ú mùng 5 tháng 5 được coi là món bánh Tết Đoan Ngọ đặc trưng không thể nào thiếu. Món ăn này có vị ngọt bùi của đỗ xanh, dẻo mềm của gạo nếp nên ngay cả các bé cũng rất yêu thích. Cùng bắt tay vào để học làm món bánh thơm ngon này nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 500g gạo nếp (chọn nếp đùng đục màu sữa, hạt tẻ nếp có độ trong vừa phải để bánh đẹp và không bị đắng)
- 250gr đậu xanh đã được đãi vỏ
- 200g đường cát trắng
- 50ml nước tro tàu
- Lá dứa
- 1 muỗng canh dầu ăn
- Lá tre ( có thể thay bằng lá dong, lá chuối…), dây lạt gói bánh
2. Cách làm bánh ú Tết Đoan Ngọ
Cách làm bánh ú Tết Đoan Ngọ không hề khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Làm gạo nếp
Toàn bộ số gạo nếp đã chuẩn bị sẵn đem ngâm vào chậu nước tro tàu từ 6 – 8 tiếng, ngâm qua đêm thì càng tốt. Sáng hôm sau khi đậu đã nở mẩy, bóng và hạt tròn ngậm nước, bạn vớt ra rổ cho ráo hết nước.
Bước 2: Làm nhân bánh
Đậu xanh đã tách vỏ, đem ngâm trong nước lạnh 30p cho mềm. Sau đó đặt nồi lên bếp và luộc đậu xanh cho thật mềm. Sau khi đậu chín mềm, bạn vớt ra cho ráo nước và tán nhuyễn.
Cho 200g đường cát trắng vào hỗn hợp đậu xanh đã được tán nhuyễn, trộn đều sau đó cho vào chảo, đun đến khi đậu sền sệt và cứng lại là được. Đậu xanh sau khi để nguội có thể vo thành những viên tròn nhỏ. Đây chính là phần nhân của bánh.
Với những bạn có thể ăn được sầu riêng, có thể cho sầu riêng vào trộn cùng đậu xanh sẽ cho mùi vị béo ngậy hơn và hương thơm khác biệt.
Bước 3: Gói bánh
Trước tiên bạn cần chuẩn bị lá bánh, đem rửa sạch và để cho ráo nước. Bạn nên trụng qua nước ấm một lúc cho lá được mềm, dễ gói hơn.
Lạt dùng để buộc cùng rửa sạch, đảm bảo sợi thanh mảnh và mềm, không bị gãy khi uốn.
Bạn thực hiện thao tác sau để gói bánh: xoắn lá theo hình phễu có góc tam giác, không bị hở góc. Cho vào một muỗng canh nếp, nhân đậu xanh đặt ở giữa và trên cùng tiếp tục là một muỗng canh nếp. Bạn lấy thìa hoặc ngón tay để nén chặt lại. Tiếp tục gấp phần lá vào cho thật kín, đảm bảo không có chỗ hở và buộc lại bằng lạt.
Bước 4: Luộc bánh
Đặt nồi nước to lên trên bếp, đợi khi nước sôi bạn thả bánh vào nồi. Thời gian bánh chín thơm là khoảng 2 tiếng. Một mẹo được các bà truyền lại là khi cho bánh vào nồi, cùng lúc thắp một nén hương. Đợi đến khi hương cháy hết, vừa tàn thì cũng là lúc bánh chín tới.
Sau khi bánh chín, vớt ra ngay một chậu nước lạnh và để ra rổ cho ráo nước.
3. Yêu cầu thành phẩm
Bánh ú Tết Đoan Ngọ có màu vàng trong, ăn có vị ngọt thanh và bùi bùi của nhân đỗ xanh, mùi thơm của lá, lớp nếp rất thơm và dẻo.
Khi ăn bạn có thể ăn kèm với nước cốt dừa hoặc chấm với mật ong hoặc đường để tăng thêm hương vị.
Nếu còn phân vân Tết Đoan Ngọ làm bánh gì thì bánh ú chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Tết Đoan Ngọ cúng bánh ú sẽ rất thích hợp bởi đây là món ăn đậm chất cổ truyền của người Việt, đặc biệt có hương vị thơm ngon và dễ ăn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã học đượccách làm bánh ú Tết Đoan Ngọ thơm ngon này.
Để lại một bình luận