Hoa atiso đỏ thường được dùng để làm trang trí sân vườn, nhà cửa. Nhưng atiso đỏ được nấu lên sẽ có một số công dụng bổ ích cho cơ thể con người. Cùng Nấu Ăn Mỗi Ngày tìm hiểu về atiso đỏ và cách nấu atiso đỏ qua bài viết sau đây.
1. Công dụng của atiso đỏ
Atiso đỏ còn có tên gọi khác là cây bụp giấm có thân màu tím, cây trưởng thành cao khoảng 2m.
Hoa atiso đỏ có rất nhiều dinh dưỡng như protein, vitamin C và các chất kháng sinh khác. Hạt của hoa atiso đỏ chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ và các chất khác tốt cho sức khỏe.
1.1. Trị viêm nhiễm, tăng cường kháng sinh
Theo các nhà khoa học dầu của hạt atiso đỏ có công dụng trị nấm và các bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Trong atiso đỏ còn có các chất kháng sinh vậy nên trong dân gian thường được dùng để trị ho, viêm họng bằng cách ngâm atiso với mật ong.
1.2. Cung cấp dinh dưỡng cân bằng huyết áp, trẻ lâu, ngủ ngon giấc
Với người cao tuổi và người ăn kiêng, atiso đỏ có chứa các chất béo không no giúp cân bằng dinh dưỡng.
Dùng atiso đỏ thường xuyên giúp ngăn chặn quá trình lão hóa vì nó chứa nhiều bioflavonoids.
Ngoài ra atiso đỏ còn có công dụng hạ huyết áp. Người huyết áp cao nên uống atiso đỏ thường xuyên để huyết áp được cân bằng.
1.3. Hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu
Bên cạnh đó atiso đỏ còn giúp cơ thể tiêu hóa tinh bột thừa, giúp giảm cân hiệu quả đồng thời còn có tác dụng làm đẹp da.
Hoa atiso hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu, nhuận tràng. Vì vậy ở Thái Lan thường dùng atiso phơi khô rồi sắc thuốc uống để lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi thận.
1.4. Thanh nhiệt giải độc, đẹp da
Các nghiên cứu còn cho thấy atiso đỏ còn có công dụng giúp giải độc cho gan. Đài hoa atiso có tác dụng giãn, chống co thắt cơ trơn tử cung.
Cách chế biến atiso đỏ phổ biến hiện nay nhất đó chính là ngâm với đường rồi pha nước uống để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
2. Ngâm atiso đỏ làm nước giải khát
Lá và đài hoa atiso thường chín nhanh vì vậy cần phải hái trong vòng 20 ngày kể từ khi hoa nở và lúc còn mềm.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg hoa atiso đỏ
- 1kg đường cát
- Bình thủy tinh
1.2. Cách làm
- Rửa sạch hoa rồi tách cánh hoa ra khỏi đài hoa, chỉ lấy cánh sau đó để ráo nước.
- Bình thủy tinh rửa sạch, lau khô. Cho hoa vào bình trước, sau đó đến lớp đường, cứ tiếp tục như vậy cho tới khi hết hoa và lớp đường phủ trên cùng.
- Sử dụng công cụ ép chuyên dụng hoặc dùng thìa (muỗng) ấn chặt đường và hoa xuống để hoa tránh bị trồi lên gây mốc.
- Hoa atiso rất nhanh ngót nên chỉ qua một đêm bạn sẽ thấy số lượng hoa trong bình giảm đáng kể. Thời điểm này tiếp tục sử dụng công cụ ép để ép xuống mực ngót của đường và hoa.
- Để nơi khô ráo, sau 1 tuần có thể lấy nước cốt pha uống.
Với các bước đơn giản như trên bạn đã có nước atiso đỏ uống thanh nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng.
Trường hợp cách làm siro, bạn có thể nấu nước atiso đỏ cốt đun lên. Khi siro nguội bạn có thể để vào ngăn mát trong tủ lạnh và sử dụng dần. Siro atiso có thể dùng pha nước uống hoặc làm thạch bánh.
3. Dùng hoa atiso ngâm rượu
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1kg hoa atiso đỏ
- 3 lít rượu trắng 40 độ
- Bình thủy tinh
3.2. Cách làm
- Rửa sạch hoa atiso đỏ (gồm cả cánh, đài, nhụy, hạt) rồi để khô.
- Sau đó cho hoa, rượu trắng vào ngâm.
- Ngâm trong thời gian là 4 tháng có thể dùng được
- Rượu atiso giống rượu vang có vị chua và ngọt rất dễ uống.
- Rượu atiso có nhiều tác dụng như trị ho, viêm họng, hỗ trợ tiêu hóa.
Với các bước đơn giản như trên bạn đã có rượu atiso để uống. Nhưng nên điều tiết đúng mực, không nên uống quá nhiều trong một ngày sẽ phản tác dụng.
4. Cách dùng hoa atiso làm mứt
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 2kg hoa atiso đỏ
- 1kg đường cát
- Bình thủy tinh
3.2. Cách làm
- Rửa sạch hoa rồi tách cánh hoa ra khỏi đài hoa, chỉ lấy cánh sau đó để ráo nước. Lưu ý khi rửa tránh làm cánh hoa bị nát để mứt có vị giòn ngon hơn.
- Cho hoa atiso vào bình thủy tinh chia thành nhiều lớp cho tới khi hết hoa (1 lớp hoa ứng với 1 lớp đường). Ngâm hoa atiso với đường trong 4 ngày để đường tan hết, khi đó cánh hoa đã ngấm được lượng đường vừa đủ, món mứt sẽ ngon và ngọt hơn.
- Khi đường đã tan hết, sử dụng riêng phần cánh hoa. Sên cánh hoa trong chảo với lửa nhỏ đến lúc cánh hoa co lại là được.
*Chú ý: Khi làm mứt hoa atiso, cánh hoa phải được rửa sạch và để khô.
Với các bước đơn giản như trên bạn đã có mứt hoa atiso đỏ thơm ngon và bổ dưỡng để thưởng thức.
Trên đây là công dụng của atiso đỏ và các cách nấu atiso đỏ đơn giản, dễ làm và hiệu quả cho người sử dụng. Hi vọng với những thông tin mà Nấu Ăn Mỗi Ngày chia sẻ bạn sẽ áp dụng thành công trong thực tế.
Trả lời